Thử nghiệm của các nhà nghiên cứu Mỹ cho thấy hai hợp chất có nhiều trong rễ cam thảo là licoricidin, licorisoflavan A có hiệu quả trong việc ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng và viêm nha chu, có thể dẫn đến tình trạng phá hủy xương, nướu răng.
Mặc dù chiết xuất cam thảo có thể mang lại lợi ích, nhưng các nhà nghiên cứu không khuyến cáo uống bổ sung tinh chất cam thảo.Đặc biệt, một số loại thuốc bổ sung có chứa glycyrrhizin có thể làm tăng huyết áp, giảm kali máu, giữ muối và nước, khi uống nhiều có thể gây bất lợi cho bệnh tim và cao huyết áp. Phụ nữ mang thai cũng nên tránh dùng viên bổ sung hay ăn một lượng lớn cam thảo trong thực phẩm.
Được biết, cam thảo thường được sử dụng nhiều trong các đơn thuốc đông y như vị thuốc nhằm giúp tăng cường hoạt động của các thành phần khác, làm giảm độc tính và cải thiện hương vị.
Theo-tuoitre.vn
- Chỉ với cam thảo đất, chữa hết loại bệnh ngoài da phổ biến này
- Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường hiệu quả từ 2 vị thuốc quý
- Những bài thuốc hay từ cam thảo đất
- Những điều cần biết về cam thảo
- Điểm lại những công dụng vô cùng hữu ích của cam thảo đối với sức khỏe
- Cách sử dụng Cam Thảo công hiệu nhất
- Giải pháp hạn chế lượng đường hấp thụ vào máu cho bệnh nhân tiểu đường
- Nhân Trần kết hợp với Cam thảo có tốt không?
- Độc tính của Cam Thảo có thể gây phù thủng
- Những điều kiêng kỵ khi dùng Cam Thảo
- Cam Thảo Dây – Đơn thuốc chữa ho lao