Cam thảo là một trong 50 vị thuốc cơ bản được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Hoa. Cam thảo hay cam thảo bắc được dân ta biết đến như một loại gia vị trong chế biến thực phẩm và rễ cây được dùng để tạo ra chiết cam thảo – làm hương liệu cho kẹo và đồ uống. Tuy nhiên, không đơn giản chỉ có vậy mà đối với y học, cam thảo đã đóng góp một phần vô cùng lớn với rất nhiều công dụng để chữa các bệnh khác nhau.
Điều trị các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm họng, làm giảm các triệu chứng cảm lạnh. Cam thảo là một loại thuốc có tác dụng long đờm, làm giảm dịch nhầy có trong đường hô hấp nên dễ dàng tống cổ chúng ta ngoài hơn. Với các bệnh dị ứng, hen phế quản, viêm mũi dị ứng thì cảm thảo cũng có những công dụng tương tự. Chiết xuất cam thảo cũng được sử dụng cho việc hạ sốt, làm giảm đau đầu.
Với các vết loét dạ dày, tá tràng lâu năm thì sử dụng cam thảo sẽ có tác dụng đẩy nhanh quá trình làm lành các vết loét này. Theo các chuyên gia sức khỏe, cam thảo giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng cách thúc đẩy quá trình hoạt động của các tế bài tăng tiết dịch nhầy dạ dày. Điều nay giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi axit dạ dày, đó là lý do giúp đẩy nhanh quá trình làm lành các vết loét. Trong chiết xuất cam thảo được tìm thấy thành phần các chất flavonoid, chất này ức chế sự tăng trưởng của một loại vi khuẩn gây loét dạ dày – Hellicobacter pylori.
Interferon là một loại protein do tế bào cơ thể sinh ra khi bị virus tấn công, nhằm ngăn không cho virus phát triển. Bằng cách kích hoạt các interferon trong cơ thể, cam thảo giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó cũng làm tăng khả năng phòng ngừa các bệnh do virus đặc biệt là herpes môi và herpes sinh dục do vi virus herpes simplex gây ra.
Cam thảo làm giảm các triệu chứng thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ vì trong cam thảo có chứa flavonoid, estrogen hoặc kích thích tố nữ. Cam thảo cũng có tác dụng giảm đau trước kỳ kinh nguyệt.
Với khả năng kiểm soát nồng độ cholesterol bằng việc làm tăng lượng mật trong cơ thể, ngăn chặn quá trình oxy hóa của cholesterol gây hại, nên cam thảo như một “vệ sĩ” để bảo vệ cho tim tránh các bệnh về tim mạch.
Hợp chất acid glycyrhizic – làm chậm quá tình phân hủy các hoormon cortisol nên được đảm bảo ổn định trong thời gian dài, hợp chất này có trong rễ cam thảo với tác dụng tăng cường chức năng của tuyến thượng thận. Cortisol có đặc tính kháng viêm, nên nếu thiếu hụt loại hoormon này có thể dẫn tới các bệnh trầm cảm, mệt mỏi mãn tính hay lo lắng. Vậy với những trường hợp mắc chứng trầm cảm, thần kinh căng thẳng thì sử dụng rễ cam thảo là rất tốt.
Cam thảo có đặc tính kháng viêm nên có thể dùng để điều trị các bệnh viêm da như chàm, viêm da dị ứng, vảy nến, ngứa, khô da. Cam thảo cũng có tác dụng giúp làm mềm và dịu da.
- Ngủ ngon hơn khi có nấm linh chi
- Có nấm linh chi, không còn mỡ thừa
- Thực hư chuyện nấm linh chi chữa hết bệnh thoát vị đĩa đệm
- Không chỉ với phụ nữ, nhân sâm cũng là thuốc đại bổ cho nam giới
- Nhân sâm không còn là thuốc bổ khi dùng cho những đối tượng này
- Chỉ với cam thảo đất, chữa hết loại bệnh ngoài da phổ biến này
- Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường hiệu quả từ 2 vị thuốc quý
- Những bài thuốc hay từ cam thảo đất
- Diệp hạ châu: Cây thuốc chữa trị mụn nhọt
- Phòng ngừa và điều trị bệnh gan tốt nhất bằng diệp hạ châu
- Bài thuốc dân gian từ cà gai leo có tác dụng tốt
- 3 tác dụng chính nổi bật của hà thủ ô
- Tận dụng toàn bộ cây chuối hột rừng để chữa bệnh (phần 2)
- Tận dụng toàn bộ cây chuối hột rừng để chữa bệnh (phần 1)
- Một số bài thuốc chữa bệnh bằng tần dày lá
- Mẹo chữa bệnh viêm nhiễm phụ khoa đơn giản từ củ tỏi
- Chữa bệnh trĩ hiệu quả bằng tỏi
- Dùng tỏi làm thuốc trị bệnh viêm xoang, tưởng không hiệu quả mà hiệu quả không tưởng
- Người bị cao huyết áp nhất định không thể thiếu tỏi nếu muốn chữa hết bệnh
- Những tác dụng khác của nghệ không phải ai cũng biết