Hoa hiên thường được trồng để làm cây cảnh ở những nơi có khí hậu ẩm mát quanh năm như Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt. Dân gian thương dùng lá và hoa để nấu canh ăn, rễ và nụ hồng để làm thuốc.
Hoa hiên còn có tên khác là hoàng hoa, kim trâm thái, huyền thảo, lê – lô, lộc thông hay phắc chăm (cách gọi của người Tày). Là loại cây thảo, có rễ ngắn, dạng củ, hình trụ xếp dài thành chùm. Lá cây hoa hiền hình dải hẹp, dài khoảng 40 – 50cm, rộng 2 – 4cm. Gốc cây có bẹ to mọc ốp vào nhau, đầu lá nhọn, thường gập xuống, hai mặt lá nhẵn có gân song song. Cụm hoa phân nhánh, mọc trên một cán dài bằng lá, hoa to, màu vàng cam đến vàng đỏ, hoa hoa hình phễu.
Theo Đông y, hoa hiên có vị ngọt, tính mát; tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, thông sữa, an thai, cầm máu, lợi tiểu và sáng mắt. Lá cây được hái quanh năm còn rễ sẽ được đào vào mùa thu đông, dùng tươi hay khô đều được.
Hầu như các bộ phần từ hoa, lá và rễ cây đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh được:
– Hoa của cây hoa hiên được dùng để hầm canh với thịt gà có tác dụng bổ dưỡng, giải nhiệt, cầm máu, lợi tiểu và mạch dạ dày. Phụ nữ có thai ăn món canh này đều đặn hằng ngày để chữa động thai. Lấy hoa rửa sạch, giã nát, thêm nước rồi gạn uống để cầm máu nếu bị chảy máu cam, còn bả thì nút vào lỗ mũi.
– Lá cây hoa hiên cũng được dùng để cầm máu và cách dùng tương tự với hoa
– Rễ cây có thể dùng để chữa chứng chảy máu cam do nhiệt, bằng cách sử dụng 15g rễ cây hoa hiên rửa sạch, giã nhỏ, hòa với nước rồi chắt lấy khoảng 1 bát nước đặc, cho thêm ít mật ong để uống. Rễ cây giã nát đắp để chữa mụn nhọt.
Ngoài ra, còn cò một số bài thuốc từ hoa hiên thường dùng:
– Chữa đái buốt, đái rắt: Dùng rễ cây hoa hiên 15g; mã đề, râu ngô mỗi loại 12g; đem sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang, chia ra 2 lần. Uống liên tục trong 5 – 10 ngày.
– Chữa mất ngủ: Dùng lá dâu tằm 20g, hoa hiên 12g và lá vông nem 10g. Nấu canh để ăn hằng ngày. Hoặc phơi hoa hiên trong râm cho khô, sao qua lửa rồi dùng để hãm uống thay nước chè hằng ngày.
– Chữa kinh nguyệt phụ nữ không đều: Dùng hoa hiên 15g; rễ củ gai 20g; ích mẫu thảo, ngải cứu mỗi thứ 12g. Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia ra 2 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.
– Chữa bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh: Dùng hoa hiên 10g, lá dâu 20 để nấu canh ăn hằng ngày.
– Chắc tắc tia sữa: Dùng hoa hiên 12g, bồ công anh 40g. Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia ra 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 7 thang.
- Ngủ ngon hơn khi có nấm linh chi
- Có nấm linh chi, không còn mỡ thừa
- Thực hư chuyện nấm linh chi chữa hết bệnh thoát vị đĩa đệm
- Không chỉ với phụ nữ, nhân sâm cũng là thuốc đại bổ cho nam giới
- Nhân sâm không còn là thuốc bổ khi dùng cho những đối tượng này
- Cùng nhân sâm gạt bỏ tiểu đường ra khỏi cuộc sống
- Chỉ với cam thảo đất, chữa hết loại bệnh ngoài da phổ biến này
- Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường hiệu quả từ 2 vị thuốc quý
- Những bài thuốc hay từ cam thảo đất
- Diệp hạ châu: Cây thuốc chữa trị mụn nhọt
- Phòng ngừa và điều trị bệnh gan tốt nhất bằng diệp hạ châu
- Bài thuốc dân gian từ cà gai leo có tác dụng tốt
- 3 tác dụng chính nổi bật của hà thủ ô
- Tận dụng toàn bộ cây chuối hột rừng để chữa bệnh (phần 2)
- Tận dụng toàn bộ cây chuối hột rừng để chữa bệnh (phần 1)
- Một số bài thuốc chữa bệnh bằng tần dày lá
- Mẹo chữa bệnh viêm nhiễm phụ khoa đơn giản từ củ tỏi
- Chữa bệnh trĩ hiệu quả bằng tỏi
- Dùng tỏi làm thuốc trị bệnh viêm xoang, tưởng không hiệu quả mà hiệu quả không tưởng
- Người bị cao huyết áp nhất định không thể thiếu tỏi nếu muốn chữa hết bệnh