Ba kích có 2 loại, một loại ba kích trắng và một loại ba kích tím. Nhìn bên ngoài thì 2 loại này tương tự nhau với màu ngả vàng. Tuy nhiên khi đem ngâm rượu với ba kích trắng thì rượu không đổi màu còn với ba kích tím thì rượu ngâm dần chuyển sang màu tím. Ba kích tím được đánh giá là tốt hơn nhiều.
Ba kích còn có tên là dây ruột già hay ba kích thiên, là một loại cây dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm. Loại cây này thường mọc ở các vùng rừng thứ sinh, trung du và miền núi các tỉnh phía Bắc, mọc dưới tán một số khi rừng kiểu rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, và hiện nay còn có ở các các bờ nương, rẫy. Nhiều nhất ở các tỉnh Quảng Ninh, Phú Thọ, Hòa Bình, Lạng Sơn.
Trong Đông y, ba kích có vị cay, ngọt, tính ấm, còn được gọi là cây thuốc nam trị yếu sinh lý; có tác dụng bổ thận, tráng dương, mạnh gân cốt, trừ phong thấp. Với ba kích thì thông thường người ta đem hầm với thịt gà hoặc sắc nước uống, nhưng thông dụng nhất vẫn là để ngâm rượu. Rượu ba kích được người xưa dùng thay cho thuốc để trị bệnh yếu sinh lý ở nam giới, chữa di tinh, đau lưng mỏi gối, gân cốt yếu mềm. Và trong y học thì người ta chỉ sử dụng rễ và củ ba kích để bào chế thuốc chữa bệnh.
Một số bài thuốc chữa bệnh có sử dụng cây ba kích:
– Chữa huyết áp cao: Bạn sử dụng ba kích, tiên mao, dâm dương hoắc, tri mẫu, hoàng đá, đương quy mỗi vị lấy 12g, đem sắc với 600ml nước, đến khi còn 200ml thì dừng. Chia ra làm 3 để uống trong một ngày. Uống liên tục trong vòng 3 tháng.
– Chữa đau lưng mỏi gối, mặt mũi nhợt nhạt, tay chân lạnh: Bạn sử dụng ba kích, tục đoạn, bổ cốt chi mỗi vị lấy 12g, cùng với 5 quả hồ đào nhục, đem tán bột nóng hoặc sắc lấy nước uống.
– Chữa thận hư, di liệu, đi tiểu nhiều lần: Bạn sử dụng ba kích, sơn thù du, thọ tu tự, tang phiêu tiêu mỗi vị lấy 12g, đem tán bột hoặc sắc lấy nước uống.
– Bổ thận tráng dương: Bạn sử dụng 30g ba kích đem nấu với 300g thịt trai đã được rửa sạch, thái miếng. Nấu một nồi nước sôi, sâu đó cho ba kích, thịt trai cùng vài lát gừng tươi vào hầm nhỏ lửa trong khoảng 3 tiếng, sau đó nêm nếm gia vị nữa là dùng được. Bạn có thể ăn món này trong bữa cơm.
– Trị liệt dương: Bạn sử dụng 40g ba kích bỏ lõi; 20g thục địa, 20g nhục thung dung, 20g ngũ vị tử, 10g nhân sâm, các vị thuốc đem sấy khô hết rồi ngâm trong 1 lít rượu trắng. Ngâm trong khoảng 1 tuần là có thể dùng được. Uống 20ml/ lần, 2 lần/ ngày.
– Chữa đau lưng, tê chân, chân mỏi, yếu ở người già: Bạn sử dụng một lượng bằng nhau gồm các vị ba kích, xuyên tỳ giải, nhục thung dung, đỗ trọng, thỏ y tử; đem tán nhuyễn rồi trộn với mật làm viên hoàn. Uống 8g/ lần, 2 lần/ ngày, uống với nước ấm.
– Chữa đau bụng, tiểu không tự chủ: Bạn sử dụng ba kích bỏ lõi, nhục thung dung, sinh địa đều mỗi vị 60g; tang phiêu tiêu, thỏ ty tử, tục đoàn, sơn dược mỗi vị 40g; phụ tử, long cốt, sơn phù du, quan quế, ngũ vị tử mỗi vị 20g; viễn chí 16g; đỗ trọng 12g; lộc nhung 4g. Đem tất cả tán thành bột, làm hoàn 10g. Uống mỗi ngày 2 – 3 hoàn.
Bạn cũng nên lưu ý, nếu dùng cho phụ nữ thì không nên dùng khi rong kinh, kinh sớm. Người âm hư quá vượng, bị đại tiện táo bón cũng không nên dùng. Còn đàn ông uống rượu ba kích cũng không nên uống nhiều, rất dễ bị tiêu chảy.
- Ngủ ngon hơn khi có nấm linh chi
- Có nấm linh chi, không còn mỡ thừa
- Thực hư chuyện nấm linh chi chữa hết bệnh thoát vị đĩa đệm
- Không chỉ với phụ nữ, nhân sâm cũng là thuốc đại bổ cho nam giới
- Nhân sâm không còn là thuốc bổ khi dùng cho những đối tượng này
- Cùng nhân sâm gạt bỏ tiểu đường ra khỏi cuộc sống
- Chỉ với cam thảo đất, chữa hết loại bệnh ngoài da phổ biến này
- Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường hiệu quả từ 2 vị thuốc quý
- Những bài thuốc hay từ cam thảo đất
- Diệp hạ châu: Cây thuốc chữa trị mụn nhọt
- Phòng ngừa và điều trị bệnh gan tốt nhất bằng diệp hạ châu
- Bài thuốc dân gian từ cà gai leo có tác dụng tốt
- 3 tác dụng chính nổi bật của hà thủ ô
- Tận dụng toàn bộ cây chuối hột rừng để chữa bệnh (phần 2)
- Tận dụng toàn bộ cây chuối hột rừng để chữa bệnh (phần 1)
- Một số bài thuốc chữa bệnh bằng tần dày lá
- Mẹo chữa bệnh viêm nhiễm phụ khoa đơn giản từ củ tỏi
- Chữa bệnh trĩ hiệu quả bằng tỏi
- Dùng tỏi làm thuốc trị bệnh viêm xoang, tưởng không hiệu quả mà hiệu quả không tưởng
- Người bị cao huyết áp nhất định không thể thiếu tỏi nếu muốn chữa hết bệnh