Những người bị táo bón thường gặp các biểu hiện đó là đau bụng, ít đi cầu, đau đầu, khó nhọc khi đi cầu. Bệnh táo bón trên lâm sàng thấy rất nhiều, nhiều nhất là ở người già và người béo. Những người bị táo bón lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh trĩ.
Theo Y học cổ truyền, táo bón có thể được chia thành nhiều thể khác nhau, thường là do cơ địa âm hư, huyết nhiệt, do thiếu máu ở phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy, người già, phụ nữ sau sinh cơ nhục bị suy yếu khí trệ, do người vốn dương hư không vận hành được khí gây tân dịch không lưu thông hoặc do di kiết lỵ mãn tính.
Mè đen là một loại thực phẩm quen thuộc với gia đình Việt, vừa là một món ăn, vừa là một vị thuốc có công dụng vô cùng tốt trong việc chữa trị các bệnh táo bón. Khi kết hợp thêm với các thảo dược khác, mè đen sẽ giúp trị dứt bệnh táo bón kéo dài lâu ngày, trả lại sự thoải mái cho cuộc sống con người.
Những trường hợp táo bón do cơ địa như âm hư, nhiệt huyết, với các biểu hiện như táo bón lâu ngày, khô họng, miệng khát, hay bị lở loét miệng, tính tình cáu gắt, khi đó có thể sử dụng bài thuốc: Dùng mè đen, lá dâu, mạch môn mỗi vị 100g, sa sâm 200g. Đem rửa sạch, để khô rồi xay các vị thuốc ra thành bột mịn. Mỗi ngày 2 lần, trộn 10 – 20g với mật ong để uống.
Những trường hợp ở phụ nữ sau khi đẻ, người mới ốm dậy do thiếu máu, với các biểu hiện như khó đại tiện, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, người mệt mỏi thì nên sử dụng bài thuốc: Dùng mè đen, bá tử nhân, đương quy, xuyên khung mỗi vị 8g; thục địa, bạch thược mỗi vị 12g, đại táo 3 quả. Đem tất cả các vị thuốc sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.
Trường hợp táo bón do khí hư ở người già, ở phụ nữ sau đẻ nhiều lần trường lực cơ giảm, với các biểu hiện như cơ nhão, táo bón, đầy bụng, chậm tiêu, kém ăn và ợ hơi thì nên sử dụng bài thuốc: Dùng mè đen, sài hồ, kỳ tử, bạch truật, hoài sơn, đảng sâm mỗi vị 12g. Đem sắc uống mỗi ngày một thang.
Những trường hợp bị táo bón do khí trệ, trường hợp này thường gặp ở dân công sở ngồi lâu, ít hoạt động hoặc do bị viêm đại tràng mạn tính thì có thể sử dụng bài thuốc: Dùng mè đen, hậu phác, chút chít mỗi vị 10g; bạch truật, chỉ xác, chỉ thực mỗi vị 12g; đẳng sâm 16g. Đem tất cả các vị thuốc sắc với nước uống, mỗi ngày 1 thang.
- Ngủ ngon hơn khi có nấm linh chi
- Có nấm linh chi, không còn mỡ thừa
- Thực hư chuyện nấm linh chi chữa hết bệnh thoát vị đĩa đệm
- Không chỉ với phụ nữ, nhân sâm cũng là thuốc đại bổ cho nam giới
- Nhân sâm không còn là thuốc bổ khi dùng cho những đối tượng này
- Cùng nhân sâm gạt bỏ tiểu đường ra khỏi cuộc sống
- Chỉ với cam thảo đất, chữa hết loại bệnh ngoài da phổ biến này
- Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường hiệu quả từ 2 vị thuốc quý
- Những bài thuốc hay từ cam thảo đất
- Diệp hạ châu: Cây thuốc chữa trị mụn nhọt
- Phòng ngừa và điều trị bệnh gan tốt nhất bằng diệp hạ châu
- Bài thuốc dân gian từ cà gai leo có tác dụng tốt
- 3 tác dụng chính nổi bật của hà thủ ô
- Tận dụng toàn bộ cây chuối hột rừng để chữa bệnh (phần 2)
- Tận dụng toàn bộ cây chuối hột rừng để chữa bệnh (phần 1)
- Một số bài thuốc chữa bệnh bằng tần dày lá
- Mẹo chữa bệnh viêm nhiễm phụ khoa đơn giản từ củ tỏi
- Chữa bệnh trĩ hiệu quả bằng tỏi
- Dùng tỏi làm thuốc trị bệnh viêm xoang, tưởng không hiệu quả mà hiệu quả không tưởng
- Người bị cao huyết áp nhất định không thể thiếu tỏi nếu muốn chữa hết bệnh